Vay Mượn

Vay Mượn

Cơ sở 2:Địa chỉ: Phòng 2.9, Nhà Điều hành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM.Điện thoại: (028) 3 896 1092

Cơ sở 2:Địa chỉ: Phòng 2.9, Nhà Điều hành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM.Điện thoại: (028) 3 896 1092

Những thủ tục mượn tuổi làm nhà cho người tuổi Kỷ Mùi

Gia chủ tuổi Kỷ Mùi cần làm giấy bán nhà tượng trưng cho người được mượn tuổi xây nhà

Người được mượn tuổi xây nhà sẽ đứng ra làm lễ khấn vái, động thổ và cuốc tượng trưng 5-7 cái tại hướng xây nhà

Trong quá trình làm lễ, gia chủ tuổi Kỷ Mùi nên tránh đi chỗ khác đến khi làm lễ xong

Đến ngày đổ mái, người được mượn tuổi để xây nhà sẽ đứng ra làm các thủ tục thay cho chủ nhà và trong quá trình làm lễ thì chủ nhà cũng cần tránh đi nơi khác

Khi tiến hành thủ tục nhập trạch, người được mượn tuổi để xây nhà sẽ thực hiện làm các thủ tục dâng hương, khấn vái tổ tiên và thổ công đã phù hộ gia chủ hoàn thành xong căn nhà mới thuận buồm xuôi gió

Dau khi tiến hành nhập trạch xong, người được mượn tuổi sẽ bàn giao lại nhà cho gia chủ Kỷ Mùi. Gia chủ lúc này coi như mua lại nhà mới với giá tượng trưng cao hơn so với giá khi động thổ

Cuối cùng, gia chủ Kỷ Mùi sẽ làm lễ nhập trạch

Hy vọng rằng với những chia sẻ và phân tích của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi Tuổi Kỷ Mùi làm nhà năm 2023 có được không? Sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và đưa ra cho mình quyết định phù hợp. Quý khách có thể tham khảo sản phẩm tôn giả ngói đến từ thương hiệu Tôn Pomina để sử dụng cho công trình nhà ở của mình với nhiều mẫu mã và kiểu dáng ấn tượng, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý.

Ngày 26/9/2023, báo Kinh tế & Đô thị đăng bài: "Dự án Khu dân cư An Sương, quận 12, TP Hồ Chí Minh: Lấy đất công viên mở chợ đêm, dựng hàng trăm ki ốt để cho thuê?". Nội dung bài báo phản ánh việc, Công ty CP Phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) chủ đầu tư dự án khu dân cư An Sương đã cho phép một công ty tư nhân triển khai nhiều hạng mục trên đất công viên của dự án để khai thác kinh doanh.

Theo đó, một phần lớn diện tích đất trong 50.000 m2 thuộc công viên trung tâm dự án khu dân cư An Sương được làm chợ đêm. Tại đây, Công ty TNHH Dịch vụ Thiên Hồng Phát (Công ty Thiên Hồng Phát) đã dựng 190 ki ốt, để cho thuê với mức giá trung bình 40 triệu đồng/2 năm, trong đó có 35 ki ốt thương mại và 155 ki ốt ẩm thực.

Ngày 22/9 vừa qua, chợ đêm dưới tên gọi “Công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương” chính thức đi vào hoạt động ở địa chỉ số 23 DN5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Cho mượn đất công miễn phí trong 2 năm

Ngày 28/9, trong cuộc họp báo tại Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh, đại diện HDTC và chính quyền quận 12 đã đưa ra những phản hồi chính thức về vụ việc.

Ông Nguyễn Văn Út – Phó Tổng giám đốc HDTC cho biết, dự án khu dân cư An Sương (tọa lạc tại phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh) được Thủ tướng Chính phủ giao đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 12/1/2001; và được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án theo Quyết định số 7158/QĐ-UB-DA ngày 20/10/2000.

Dự án do Công ty TNHH MTV Phát triển và kinh doanh nhà TP Hồ Chí Minh, là doanh nghiệp nhà nước (nay là Công ty CP Phát triển và kinh doanh nhà, HDTC) làm chủ đầu tư. Cơ cấu vốn của HDTC hiện gồm 30% vốn Nhà nước và 70% vốn tư nhân.

“Đúng là mới đây, Công ty Thiên Hồng Phát có phát triển chợ đêm trên khu đất công viên trung tâm thuộc dự án khu dân cư An Sương. Tuy nhiên, theo quy hoạch khu đất 53.000 m2 trong dự án làm khu công viên, trong đó 33.000 m2 là đất công viên và 20.000 m2 còn lại là đất quy hoạch nhà văn hóa, thể dục thể thao, khu vui chơi. Tôi khẳng định, 190 ki ốt được lắp dựng trên khu đất 20.000 m2, không liên quan gì đến 33.000 m2 đất công viên” – ông Nguyễn Văn Út nói và nhấn mạnh, tất cả các ki ốt đều là công trình tạm.

“Công ty Thiên Hồng Phát đề xuất được làm công trình tạm để phục vụ người dân ở khu vực dự án khu dân cư An Sương. Sau khi xem xét, HDTC đồng ý cho công ty này mượn tạm đất trong vòng 2 năm không lấy phí. Nhưng khi làm dự án, Công ty Thiên Hồng Phát cũng phải góp phần vào chỉnh trang thêm công trình xung quanh như hạ tầng giao thông, nước, vỉa hè, trồng cây… Sự hợp tác của chúng tôi được sự đồng thuận của quận 12, trên tinh thần để người dân có tiện ích tốt hơn” - Phó Tổng giám đốc HDTC nói thêm.

Ngay sau đó, đại diện chính quyền quận 12, ông Nguyễn Minh Chánh - Phó Chủ tịch UBND quận 12 cũng xác nhận, ủng hộ HDTC cho Công ty Thiên Hồng Phát mượn đất làm chợ đêm, vì dự án vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, vừa góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế của quận.

“Hiện trung bình mỗi đêm có khoảng từ 8.000 – 10.000 người dân đến đây vui chơi, giải trí. Khi kinh doanh phát sinh doanh thu và lợi nhuận, Công ty Thiên Hồng Phát sẽ nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định. UBND quận không thu bất cứ chi phí nào từ nhà đầu tư” - ông Nguyễn Minh Chánh giải thích.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND quận 12, căn cứ để cho Công ty Thiên Hồng Phát làm “Công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương” vì đây là công trình tạm, không thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng theo quy định. Hơn nữa, thời gian hợp tác giữa hai công ty là 2 năm. Sau 2 năm, Thiên Hồng Phát sẽ trả lại nguyên trạng để HDTC tiếp tục phát triển các hạng mục còn lại.

Ngày 30/9, luật sư Vũ Xuân Cát - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh  trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị cho rằng, với cách phản hồi như trên, HDTC và cả chính quyền quận 12 khó thuyết phục được dư luận tin rằng, không có “bất thường” tại dự án “Công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương”.

Dưới đây là nội dung trao đổi của luật sư Vũ Xuân Cát xung quanh sự việc, trong đó luật sư nhấn mạnh có 3 nội dung cần phải làm rõ:

PV. Thứ nhất, đất cho mượn là đất của ai và bên cho mượn đất có đủ tư cách để đứng ra cho mượn đất hay không?

- Luật sư Vũ Xuân Cát: Nguồn gốc hơn 50.000 m2 đất công viên trung tâm dự án khu dân cư An Sương là đất công. Ở đây, HDTC chỉ là đơn vị được giao đất để làm công viên công cộng phục vụ cho cộng đồng. Vì vậy, chưa cần bàn đến hành vi lấy đất công cho công ty tư nhân mượn là đúng hay sai, chỉ xét riêng về mặt sở hữu, HDTC không đủ tư cách để đem phần đất này đi cho mượn.

Tương tự, vì dự án khu dân cư An Sương thuộc địa phận quận 12, nên quận này sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận từ HDTC để quản lý sau khi công viên công cộng An Sương hoàn thành. Như vậy, đứng dưới góc độ quản lý nhà nước, với tư cách là đơn vị quản lý, UBND quận 12 ủng hộ HDTC mang đất công cho Công ty Thiên Hồng Phát mượn để khai thác kinh doanh, có hợp lý hay không?

“Cần phải hiểu một cách cụ thể, dù là 33.000 m2 là đất công viên, hay 20.000 m2 đất quy hoạch nhà văn hóa, thể dục thể thao, khu vui chơi… thì đều thuộc 53.000 m2 công viên trung tâm dự án khu dân cư An Sương, tức đều là đất công.

Do đó, việc dựng 190 ki ốt trên phần đất 33.000 m2 hay phần đất 20.000 m2 về bản chất như nhau, đã thay đổi công năng từ đất công cộng sang đất thương mại dịch vụ. Ngoài ra, trong phần phản hồi của mình, đại diện HDTC có đề cập đến việc khi làm dự án chợ đêm, Công ty Thiên Hồng Phát góp phần vào chỉnh trang công trình xung quanh như hạ tầng giao thông, nước, vỉa hè, trồng cây… Tôi cho rằng, đây là cách lập luận hòng “che mắt” dư luận. Trên thực tế, công viên công cộng là hạng mục quan trọng do Nhà nước quản lý, không phải doanh nghiệp cứ “có lòng” là được làm.

Thứ hai, 190 ki ốt là công trình tạm nhưng “ấn định” sẵn thời gian tồn tại 2 năm có hợp lý?

- Phó Chủ tịch UBND quận 12 cho rằng, căn cứ để cho phép Công ty Thiên Hồng Phát làm chợ đêm vì đây là công trình tạm, không thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chỗ 190 ki ốt được dựng lên là công trình kiên cố hay công trình tạm. Bản chất là sử dụng đất trái mục đích nhưng vẫn được UBND quận 12 ủng hộ.

Bên cạnh đó, với công trình tạm trên đất công viên cũng phải hiểu một cách tường tận, tránh lập lờ gây hiểu lầm cho dư luận.

“Tôi lấy ví dụ, hàng năm, TP Hồ Chí Minh đều tổ chức Hội hoa Xuân tại các công viên trên địa bàn TP, như: Hội hoa Xuân Quý Mão 2023 tại Công viên Tao Đàn; Hội hoa Xuân Nhâm Dần 2022 tại Lê Văn Tám...

Mặc dù ngày hội được tổ chức để phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong năm mới, nhưng cũng chỉ kéo dài khoảng 10 ngày. Sau đúng thời gian quy định, toàn bộ các công trình tạm được dựng lên đều phải tháo dỡ, trả lại không gian cho công viên. Quay lại với 190 ki ốt  mà Công ty Thiên Hồng Phát dựng lên trong công viên cộng cộng An Sương, dù là công trình tạm nhưng đã được “ấn định” trước thời gian tồn tại trong 2 năm, như vậy có hợp lý hay không?.

Thứ ba, có hay không việc ngân sách Nhà nước bị thất thoát?

- Nếu như HDTC thừa nhận cho mượn đất trong vòng 2 năm hoàn toàn miễn phí, thì đại diện UBND quận 12 cũng khẳng định không thu bất cứ chi phí nào từ hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Thay vào đó, Công ty Thiên Hồng Phát sẽ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, với cách phản hồi này, cả HDTC và UBND quận 12 dường như đang bị “lạc đề”, vì nội dung mà dư luận quan tâm là Công ty Thiên Hồng Phát khai thác kinh doanh trên đất công, thì ngân sách Nhà nước sẽ được lợi gì?

“Doanh nghiệp kinh doanh có lời phải đóng thuế là chuyện hiển nhiên. Song, trường hợp của Công ty Thiên Hồng Phát đặc biệt hơn, vì công ty này đang khai thác kinh doanh trên đất công, là tài sản nhà nước. Nếu ngân sách không thu được đồng nào, chẳng phải là tài sản công bị thất thoát hay sao? Chưa kể, căn cứ theo các thông tin phản hồi thì HDTC không được lợi gì, UBND quận 12 không được lợi gì, ngân sách Nhà nước còn bỏ ngỏ…Vậy, chỉ có Công ty Thiên Hồng Phát được lợi, có phải là quá thiếu tính thuyết phục”.

Đối với đầu tư xây dựng công trình trên đất công viên, theo quy trình phải thông qua đấu thầu. Đây cũng là cách để các bên đều có lợi và đảm bảo ngân sách thì không bị thất thu.

Đến hiện tại, những thông tin phản hồi trên chỉ mới là phát ngôn từ phía Phó Chủ tịch UBND quận 12 và đại diện HDTC, dư luận vẫn chưa tiếp cận được bất cứ văn bản nào do UBND quận 12 ban hành về việc cho phép Công ty Thiên Hồng Phát làm chủ đầu tư dự án “Công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương”. Vì vậy, để minh bạch, dư luận mong muốn UBND quận 12 công khai các văn bản (nếu có) để có cơ sở xác minh tính đúng sai của vụ việc.

Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!