Bộ Thương Mại Là Gì

Bộ Thương Mại Là Gì

Marketing thương mại là gì? Đến nay, Marketing thương mại vẫn đang là khía cạnh “sống còn” của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những ngành học “hot” hiện nay được các bạn trẻ săn đón rất nhiều. Hãy cùng VinUni tìm hiểu rõ hơn về ngành Marketing thương mại qua bài viết sau nhé!

Marketing thương mại là gì? Đến nay, Marketing thương mại vẫn đang là khía cạnh “sống còn” của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những ngành học “hot” hiện nay được các bạn trẻ săn đón rất nhiều. Hãy cùng VinUni tìm hiểu rõ hơn về ngành Marketing thương mại qua bài viết sau nhé!

Kim ngạch thương mại là gì? Ý nghĩa của kim ngạch thương mại là gì?

Kim ngạch thương mại là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến nhưng lại không có nhiều người hiểu rõ "Kim ngạch thương mại là gì?"

Để tìm hiểu về kim ngạch thương mại có thể tham khảo nội dung sau:

Kim ngạch thương mại là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua bán giữa hai quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Kim ngạch thương mại được tính bằng cách cộng tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của hai quốc gia.

Kim ngạch thương mại là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Kim ngạch thương mại tăng cao thể hiện sự phát triển của hoạt động thương mại, đồng thời cũng thể hiện sự hội nhập kinh tế quốc tế của hai quốc gia.

Kim ngạch thương mại được phân loại thành hai loại chính:

- Kim ngạch xuất khẩu: Là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ do một quốc gia bán cho nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định.

- Kim ngạch nhập khẩu: Là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ do một quốc gia mua từ nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!

Kim ngạch thương mại là gì? Ý nghĩa của kim ngạch thương mại là gì? (hình từ Internet)

Vi phạm hợp đồng thương mại bị xử lý thế nào?

Bên cạnh thuật ngữ thương mại là gì, nhiều người cũng rất thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại.

Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Khi vi phạm hợp đồng thương mại, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

7.1. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, việc phạt vi phạm được quy định như sau:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Theo quy định này, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra khi hợp đồng thương mại giữa các bên có thỏa thuận về nội dung phạt vi phạm và một trong các bên vi phạm điều khoản về phạt hợp đồng đã thỏa thuận.

Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm được quy định như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng thương mại, bên vi phạm có nghĩa vụ nộp phạt theo mức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên mức phạt tối đa sẽ bị giới hạn ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

7.2  Mức bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

Theo Điều 302 Luật Thương mại, nếu một bên vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:

- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại phải chịu

- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại đáng lẽ được hưởng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đẩy đủ các yếu tố sau:

- Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp được miến trách nhiệm.

- Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Để được bồi thường đầy đủ, bên bị thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

7.3. Trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm

Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được miễn trách nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

- Hành vi vi phạm xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký hợp đồng thương mại.

Để được miễn trách nhiệm khi vi phạm, bên vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.

Tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh

Mục tiêu khác của Marketing thương mại chính là tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt với các đối tác trung gian – những người trực tiếp đưa sản phẩm đến với khách hàng, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh.

Marketing thương mại giúp đưa sản phẩm tới gần khách hàng hơn

Hiệp định thương mại song phương:

Khi xác lập quan hệ thương mại song phương, các quốc gia thông thường sẽ kí kết điều ước quốc tế song phương, mà có thường dùng với tên gọi là Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định Thương mại Song phương là một hiệp định (điều ước quốc tế) do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của từng loại hiệp định thương mại song phương sẽ đề cập đến từng lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…. Những quy định trong hiệp định thương mại song phương điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết hiệp định.

Với bản chất là một điều ước quốc tế, nên hiệp định thương mại song phương mang những đặc điểm chung của các điều ước quốc tế.  Hiệp định thương mại song phương là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế. hiệp định thương mại song phương có những đặc điểm cơ bản sau :

– Thứ nhất, hiệp định thương mại song phương là một văn bản pháp lý

Văn bản là hình thức tồn tại rất phổ biến của điều ước quốc tế. Khi đề cập đến điều ước quốc tế nói chung và hiệp định thương mại song phương nói riêng dù trong thực tiễn hay trong các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế được nhắc đến thường chỉ là những điều ước thành văn. Công ước Viên năm 1969 cũng như pháp luật kí kết điều ước quốc tế của các quốc gia đều quy định hình thức có giá trị pháp lý ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các quốc gia là bằng văn bản. Do vậy mà các hiệp định thương mại song phương thường được thể hiện bằng văn bản.

– Thứ hai, chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế

Xác định rõ tư cách chủ thể của hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó là một trong những yếu tố quyết định giá trị pháp lý của văn bản điều ước được ký kết. Bản chất của luật quốc tế là hình thành từ sự thỏa thuận nên trong quan hệ quốc tế không có cơ quan lập pháp chuyên trách. Hiệp định thương mại song phương là văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế do chủ thể luật quốc tế xây dựng, tạo lập nên. Bởi vậy, về mặt nguyên tắc, những thực thể không có tư cách chủ thể luật quốc tế thì không phải là chủ thể của hiệp định thương mại song phương hay nói cách khác chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế.

Ngoài quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế và có quyền tham gia ký kết điều ước quốc tế thì còn có các chủ thể khác của luật quốc tế mà điển hình là tổ chức quốc tế liên chính phủ ( Ví dụ : Liên hợp quốc, ASEAN… ) đang tham gia ngày càng nhiều vào quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng. Trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia đều trực tiếp tham gia ký kết hiệp định thương mại song phương (thông qua các đại diện đương nhiên hoặc đại diện được ủy quyền của quốc gia).

– Thứ ba, bản chất pháp lý của hiệp định thương mại song phương là sự thỏa thuận.

Trong điều kiện luật quốc tế không tồn tại một cơ chế quyền lực chung để xây dựng và cưỡng chế việc thực thi, tuân thủ pháp luật thì thỏa thuận là phương thức nền tảng để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế. Mặt khác cơ sở cho việc thiết lập các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế của các thành viên điều ước là ý chí thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết. Sự thỏa thuận không chỉ thể hiện ở nội dung mà cả trong hình thức của hiệp định. Hiệp định thương mại song phương ra đời không những phải dựa trên sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận đó còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một hiệp định thương mại song phương được ký kết mà không dựa trên sự thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Như vậy tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của sự thỏa thuận giữa các bên là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tiêu chí này khi được đáp ứng thì nội dung thỏa thuận, hình thức của thỏa thuận, số lượng các văn bản ghi nhận sự thỏa thuận… được các bên thống nhất sẽ có trị ràng buộc. Đối với hiệp định thương mại song phương bất thành văn, khi đã được các chủ thể luật quốc tế nhất trí sử dụng hình thức này thì giá trị hiệu lực của điều ước này phải được bảo đảm và công nhận. Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hiệp định thương mại song phương không chỉ được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như : đàm phán, ký, phê chuẩn… điều ước đó mà còn có thể được thông qua việc chủ thể chấp nhận hiệu lực của điều ước có sẵn.

– Thứ tư, hiệp định thương mại song phương được điều chỉnh bởi luật quốc tế.

Quá trình hình thành các văn bản hiệp định thương mại song phương phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Luật quốc tế không chỉ điều chỉnh quá trình ký kết, nội dung ký kết mà còn điều chỉnh cả việc thực hiện hiệp định thương mại song phương sau khi có hiệu lực. Điển hình như các nguyên tắc : tự nguyện, bình đẳng, phù hợp giữa nội dung của hiệp định với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Pacta sunt servanda… chính là cơ sở quan trọng xác định hiệu lực của hiệp định, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ điều ước. Một thỏa thuận thương mại quốc tế giữa hai quốc gia sẽ không có giá trị của một hiệp định thương mại song phương nếu thỏa thuận đó không được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Nói cách khác khi thỏa thuận được tiến hành giữa các quốc gia nhưng luật áp dụng lại là luật của một trong các bên ký kết thì văn kiện hình thành không có giá trị pháp lý của một điều ước. Đặc điểm này là một trong những dấu hiệu phân biệt hiệp định thương mại song phương với một văn bản không phải là hiệp định thương mại song phương.

Thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, trong tiếng Anh, người ta còn dùng một thuật ngữ khác là Business hoặc Commerce để chỉ thương mại với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch.

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại có thể hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưu sau:

- Nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

- Nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

Trong lĩnh vực pháp lý người ta không định nghĩa cụ thể về thương mại là gì, thay vào đó, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoạt động thương mại như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo đó, hoạt động thương mại thương mại được lý giải là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi với các hoạt động cụ thể là mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.