Joint venture company là một loại hình công tỷ được nhiều chủ thể tìm hiểu hiện này. Vậy Joint venture company là gì? Mời bạn đọc cùng ACC tìm hiểu về loại hình công ty này trong bài viết dưới đây.
Joint venture company là một loại hình công tỷ được nhiều chủ thể tìm hiểu hiện này. Vậy Joint venture company là gì? Mời bạn đọc cùng ACC tìm hiểu về loại hình công ty này trong bài viết dưới đây.
Các bên có thể thực hiện liên doanh dưới hình thức sau:
- Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture): là hình thức liên doanh trong đó các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh thuộc mảng xuôi dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh hay phục vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): là hình thức liên doanh trong đó các công ty có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu.
- Liên doanh mua lại (Buyback joint venture) là hình thức liên doanh trong đó các đầu vào của nó được cung cấp hoặc/và các đầu ra được tiếp nhận bởi từng đối tác trong liên doanh. Một liên doanh mua lại được thành lập khi một cơ sở sản xuất có một quy mô tối thiểu nhất định, cần phải đạt được hiệu suất quy mô, trong khi không bên nào có đủ nhu cầu để có được điều đó. Tuy nhiên, bằng cách liên doanh, các bên đối tác có thể xây dựng một cơ sở phục vụ cho nhu cầu của họ, đặc biệt hưởng những lợi ích về lợi thế quy mô mang lại.
- Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture): là hình thức liên doanh trong đó một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng (downstream) trong khi đối tác kia hội nhập trong mảng ngược dòng (upstream).
(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Một số đặc điểm của công ty liên doanh (joint venture company) là:
- Tài sản của công ty liên doanh được tách bạch với tài sản của các công ty tham gia liên doanh, và các công ty tham gia liên doanh chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
- Công ty liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Công ty liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty liên doanh là tổ chức kinh tế độc lập, có thể tự mình tham gia các hoạt động kinh doanh một cách độc lập và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh đó.
- Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý công ty, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
Joint venture company là thuật ngữ tiếng Anh pháp lý để chỉ thuật ngữ công ty liên doanh, trong đó cụm từ “joint venture” có nghĩa là liên doanh, “company” để chỉ công ty.
Một số định nghĩa tiếng Anh về khái niệm joint venture company là gì:
- Theo định nghĩa của từ điển Cambridge: joint venture means “a business or business activity that two or more people or companies work on together”
- Theo định nghĩa của Cornell Law School: “A joint venture is a combination of two or more parties that seek the development of a single enterprise or project for profit, sharing the risks associated with its development. The parties to the joint venture must be at least a combination of two natural persons or entities.”
- Theo định nghĩa của Chính phủ Úc tại website business.gov.au: “A joint venture is an agreement between 2 or more parties to work together for the purpose of completing a specific task or project.”
Định nghĩa về công ty liên doanh: Hiện nay các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp hiện hành không có khái niệm niệm công ty liên doanh. Thuật ngữ công ty liên doanh được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Có thể hiểu công ty liên doanh là công ty có 02 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam, trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công ty có vốn đầu tư hợp tác với công ty Việt Nam, hoặc với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Backward integration joint venture là hình thức liên doanh mà trong đó công ty có dấu hiệu chuyển sang hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng, tức là các hoạt động tiến dần đến hoạt động sản xuất và khai thác nguyên liệu thô ban đầu.
Xem thêm: Doanh nghiệp thương mại là gì? Phân biệt doanh nghiệp thương mại với sản xuất
Công ty liên doanh được thành lập nhằm hướng đến những mục tiêu nhất định mà trong đó, hai bên đều có lợi, tuy nhiên không nhất thiết đây là một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tại thời điểm hợp tác, hai bên có cùng hướng đi, cùng lợi ích và cùng sứ mệnh, tuy nhiên đến một giai đoạn phát triển nào đó, khi mà một trong hai thay đổi định hướng thì joint venture không còn phù hợp nữa. Khi một trong hai bên không còn đạt được lợi ích như mình mong muốn thì hoạt động liên doanh là gì nên tách rời.
Khi nào nên giải thể một công ty liên doanh?
Như những thông tin trên về joint venture là gì có thể thấy công ty liên doanh sẽ chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại, vậy nếu như trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, có vấn đề pháp lý hay tài chính phát sinh làm ảnh hưởng đến một trong hai bên thì hoạt động liên doanh cũng không còn khả thi. Ngoài ra, đến một giai đoạn mà liên doanh không mang lại sự tăng trưởng về doanh thu đáng kể và cho rằng công ty liên doanh không có khả năng tăng trưởng tiếp tục như đã thỏa thuận. Nói cách khác thì các bên nhận thấy rằng lợi ích mà họ mong đợi từ công ty liên doanh không được hiện thức hóa thì công ty liên doanh này cũng không nên tiếp tục.
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến nội bộ thì những thay đổi của thị trường cũng ảnh hưởng không kém đến joint venture. Những chính sách mới hay sự thay đổi trong điều kiện chính trị khiến cho các đối tác liên doanh thay đổi ý định và thấy rằng khả năng mang lại lợi nhuận của một trong hai bên bị ảnh hưởng thì mối quan hệ hợp tác này cũng cần cân nhắc lại.
Xem thêm: Tổng hợp những mô hình kinh doanh hiệu quả, thành công nhất
Có thể thấy ở thị trường Việt Nam thì khái niệm joint venture là gì không còn xa lạ với doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy khó có thể đưa ra lời xác định cho một mô hình kinh doanh hiệu quả nhất. Trong thời điểm khi mà Việt Nam hội nhập thị trường quốc tế thì đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam liên doanh cùng những đối tác nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Joint Venture là gì? quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết hơn nhé.
– Joint Venture (hay còn được viết tắt là JV) là một thuật ngữ được sử dụng trong tiếng Anh, khi được dịch sang tiếng Việt nó mang ý hiểu là: Doanh nghiệp liên doanh. Hiểu đơn giản là Doanh nghiệp đó do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doan hoặc là doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
– Definition: A joint venture is a combination of two or more parties that seek the development of a single enterprise or project for profit, sharing the risks associated with its development. The parties to the joint venture must be at least a combination of two natural persons or entities.