Quý bạn đọc thông cảm, website hiện đang dừng hoạt động để chờ sự đổi mới.
Quý bạn đọc thông cảm, website hiện đang dừng hoạt động để chờ sự đổi mới.
Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn; địa điểm tập kết, kiểm tra, giát sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính
(45) 1.1. Đáp ứng yêu cầu về diện tích:
a. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn:
- Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thành lập trong nội địa phải có diện tích khu đất tối thiểu 50.000 m2.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 20.000 m2.
b. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính:
- Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu tập trung có diện tích tối thiểu 10.000 m2;
- Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh: Đối với địa điểm trong khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế có diện tích khu đất tối thiểu là 1.000 m2.
- Đối với địa điểm trong khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics có diện tích khu đất tối thiểu là 5.000 m2.
- Đối với địa điểm trong quy hoạch khu vực cảng hàng không quốc tế có từ 02 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động trở lên có diện tích khu đất tối thiểu là 5.000 m2. Trường hợp địa điểm nằm trong quy hoạch này chỉ có 01 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 2.000 m2.
- Đối với các địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 500 m2 và diện tích sàn sử dụng tối thiểu là 1.000 m2.
- Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2.
- Các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm tại khu vực khác có diện tích khu đất tối thiểu 3.000 m2.
(46) 1.2. Đáp ứng yêu cầu về vị trí: Áp dụng đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính:
a. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung nằm trong các khu vực cửa khẩu hoặc khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế cửa khẩu khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
b. Địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh, trừ địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động, nằm trong quy hoạch khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế hoặc cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics;
c. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khẩu biên giới đất liền. Trường hợp nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu thì cách khu vực cửa khẩu không quá 10 km.
(47) 2.1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hoá, thời điểm hàng hoá đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý giám sát hàng hoá tự động.
(48) 2.2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm làm thủ tục hải quan vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
(49) 2.3. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính: Địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh
Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài; xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; công nhận kho bảo thuế; công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng hàng biển, cảng thuỷ nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
(50) 1.1. Đáp ứng yêu cầu về diện tích:
a. Đối với kho hàng không kéo dài:
- Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2.
- Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho hàng không kéo dài phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.
b. Đối với kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan:
- Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc quyết định công bố mở, thành lập cảng biển, cảng thủy nội địa, diện tích công nhận được xác định theo đề nghị công nhận của doanh nghiệp;
- Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2. Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan phải có diện tích khu đất tối thiểu 500 m2;
- Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2.
(51) 1.2. Đáp ứng yêu cầu về vị trí:
a. Đối với kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây: Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế; Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất; Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước. Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.
b. Đối với kho bảo thuế: Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế.
(52) Áp dụng với kho bảo thuế: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên.
(53) 3.1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động sau đây:
a. Đối với kho hàng không kéo dài: phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan.
b. Đối với kho xăng dầu: Phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, nguồn gốc, số lượng, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại các bồn bể trong kho xăng dầu chi tiết theo tờ khai hải quan.
c. Đối với kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế: Phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan
(54) 3.2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan, cụ thể:
a. Đối với kho hàng không kéo dài và kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế: Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
b. Đối với kho xăng dầu: Đảm bảo quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ) toàn cảnh khu vực kho, giám sát được mọi hoạt động đưa hàng hóa và phương tiện vận tải vào, ra kho xăng dầu. Dữ liệu về hình ảnh camera lưu giữ tối thiểu 06 tháng. Đối với kho xăng dầu có đường ống bơm xăng dầu ngoài khơi không thể lắp đặt hệ thống camera tại khu vực phao neo đậu cách xa bờ, doanh nghiệp kinh doanh kho phải đảm bảo điều kiện làm việc để công chức hải quan giám sát trực tiếp.
c. Đối với kho bảo thuế: Đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.
(55) 3.3. Đối với kho hàng không kéo dài: Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.
(56) 3.4. Đối với kho xăng dầu: Có thiết bị đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho với cơ quan hải quan. Đối với kho xăng dầu quân đội, chỉ kết nối trực tuyến với đơn vị quản lý do Bộ Quốc phòng quy định.
(57) 3.5. Đối với kho bảo thuế: Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.
(58) 3.6. Đối với kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế: Địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.
4. Yêu cầu tổ chức và quản lý: Áp dụng đối với kho bảo thuế:
(59) 4.1. Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế.
(60) 4.2. Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê.
(61) 4.3. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật
Đại diện Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh sẽ cho kiểm tra thông tin Báo Điện tử VietnamPLus phản ánh về “con đường dây dưa” theo kiểu luật ngầm để đưa thú rừng từ Lào về Việt Nam.
Liên quan đến thông tin nữ chủ quán hàng tạp hóa tên là Tình ở ngay trước cổng chợ Ban Khok - “điểm nóng” buôn bán thú rừng ở tỉnh Salavan (Lào), phản ánh “con đường dây dưa” theo kiểu luật ngầm để đưa động vật hoang dã (thú rừng) về Việt Nam, trong đó có nhắc tới danh tính của cán bộ hải quan tỉnh Quảng Bình, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Nguyễn Văn Hệ - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan tỉnh này nhấn mạnh sẽ cho kiểm tra, nếu đúng như phản ánh sẽ xử lý nghiêm.
Trước đó, trong quá trình điều tra về hoạt động buôn bán thú rừng ở các khu "chợ đen" tại Lào, khi chúng tôi dò hỏi đến việc tuồn lậu thú rừng từ Lào về Việt Nam, nữ chủ quán hàng tạp hóa tên là Tình (quê tỉnh Quảng Bình) ở ngay trước cổng chợ Ban Khok, đã bật mí về “con đường dây dưa” theo kiểu luật ngầm để hàng cấm được thông suốt bằng con đường chính ngạch.
Theo lời Tình, bình thường cánh nhà xe cũng ngại nhận chở thú rừng, bởi xe chủ yếu chở các mặt hàng khác. Nếu nhà xe nhận chở thú rừng, không may bị lực lượng chức năng phát hiện, về đến cửa khẩu bị kiểm tra sẽ “rách việc.”
“Nhưng khi em gọi nói là xe tối nay về không, qua lấy cho anh Hùng hải quan một con lợn rừng hay con kỳ đà,… là họ tự liên lạc lại và vào tận nơi lấy,” Tình chia sẻ.
Tìm hiểu thêm về lai lịch của vị cán bộ hải quan tên Hùng nêu trên, người viết được bà Tình bật mí vị cán bộ này công tác tại Đội Kiểm soát Hải quan (thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình) đóng ở khu vực Bãi Dinh, gần Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Mới đây, vị cán bộ này đã chuyển công tác về thành phố Đồng Hới.
Mang thông tin trên trao đổi với Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan Quảng Bình - ông Nguyễn Văn Hệ cho hay sẽ kiểm tra thông tin phóng viên phản ánh.
[Tuồn lậu thú rừng vào Việt Nam: Tận diệt thiên nhiên, tăng mầm dịch bệnh]
Tuy nhiên, ông Hệ cũng lưu ý để đưa được “hàng rừng” từ Lào về Việt Nam, không chỉ riêng hải quan, bởi đi qua cửa khẩu còn có lực lượng biên phòng và các cơ quan chức năng khác.
Ngoài ra, ông Hệ cũng cho hay thời gian qua lực lượng hải quan tỉnh này đã phát hiện và bắt giữ một số vụ ở các năm trước; đã khởi tố, chuyển công an.
Theo lời ông Hệ, trong quá trình kiểm tra, lực lượng hải quan phát hiện một số vụ vận chuyển động vật quý, hiếm giấu trong hầm xe được gia cố rất tinh vi. Thậm chí, một số trường hợp khi bị kiểm tra vẫn tự tin hòng qua mặt cơ quan chức năng.
“Thực tế, lực lượng hải quan gặp rất nhiều khó khăn, dù biết được chính xác thông tin từ bên Lào là xe chở gỗ, động vật quý hiếm, nhưng không biết cách mở ‘mật thất.’ Vì thế, chúng tôi phải đưa xe tới garage ôtô gần nhất để kiểm tra mới phát hiện được những ‘hầm’ cất giấu bí mật này,” ông Hệ chia sẻ./.