Hiện nay, các sản phẩm tự phân huỷ hoặc có thể tái chế được nhiều người ưa dùng. Tại các siêu thị, quán ăn đã chuyển sang túi giấy, túi vải, cốc giấy, ống hút tre,… Đây là một hành động có ý nghĩa lớn lao, cao cả trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Không chỉ vậy, việc làm này còn giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Hiện nay, các sản phẩm tự phân huỷ hoặc có thể tái chế được nhiều người ưa dùng. Tại các siêu thị, quán ăn đã chuyển sang túi giấy, túi vải, cốc giấy, ống hút tre,… Đây là một hành động có ý nghĩa lớn lao, cao cả trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Không chỉ vậy, việc làm này còn giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Mỗi năm, chủ đề ngày môi trường có sự thay đổi dựa trên tình hình thực tế. Trong năm 2023, chủ đề môi trường liên quan đến việc bảo vệ và giảm thiểu tác động của chúng ta đến thiên nhiên. Một số chủ đề có thể được đưa ra trong ngày môi trường thế giới, cụ thể:
Đứng trước tình trạng khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, cần đặt ra nhiều giải pháp để ngăn chặn. Ngày môi trường 2023 có thể tập trung hành động nhằm giảm thiểu sự tác động của con người đến biến đổi khí hậu.
Tình trạng suy giảm sự đa dạng sinh học xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, chúng ta cần tập trung để phục hồi sự đa dạng ở các nước, khu vực trên thế giới.
Hiện nay, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con người. Vì vậy, cần có biện pháp, hành động để có thể sử dụng những tài nguyên này một cách bền vững.
Ở Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên có thể tận dụng như sức gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời,… Ngày môi trường 2023 khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng này để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên.
Đây là một vấn đề nan giải, là một bài toán khó đối với các nước trên thế giới. Hiện nay, rác thải nhựa là một vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người. Bởi lẽ đó mà ngày môi trường thế giới năm nay sẽ hướng tới mục tiêu này để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong ngày này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam có những hoạt động sôi nổi. Mục đích chung là hướng tới bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững.
Ngày môi trường thế giới có hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ hưởng ứng với các hoạt động đa dạng. Trong đó nổi bật với các hoạt động như: Trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, tổ chức các cuộc thi bảo vệ môi trường, chế tạo sản phẩm từ rác thải,…
Các hoạt động này nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Mọi người đều hồ hởi, chung tay ngăn chặn ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng ứng sôi nổi trong ngày môi trường thế giới. Nhà nước, các cơ quan, tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động như: treo khẩu hiệu nhằm tuyên truyền hành động, vệ sinh nơi mình sinh sống, trồng nhiều cây xanh, phân loại rác thải,…. Đồng thời có các hoạt động hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững như đề ra chiến lược, nhiệm vụ, đề án,…
Đây là những chất liệu khó có thể phân huỷ trong môi trường và cần rất nhiều thời gian. Đồng thời, chúng còn gây ra các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Vì vậy, bạn có thể tái sử dụng những đồ vật này. Nếu có thể thì hãy chuyển sang dùng các chất liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng túi nilon, đồ nhựa,…
Mặc dù, ngày môi trường thế giới được tổ chức hàng năm nhưng vẫn có một số thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Chúng tôi sẽ giải đáp chúng trong phần dưới đây để mọi người có thể hiểu rõ hơn:
Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.
Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người & Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển từ 5 - 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảovệ môi trường.
Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.
Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường Thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/
Ngày môi trường thế giới là một dịp để chúng ta nhìn nhận, xem xét hành động của mình. Vậy môi trường thế giới là ngày nào? Ngày này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để có thêm thông tin chi tiết nhé!
Ngày môi trường thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1972 đến nay là 51 năm. Trong thời gian đó, các tổ chức đã có nhiều nỗ lực để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được nhiều thành tựu nổi bật và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Dưới sự tác động, tuyên truyền của các tổ chức con người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta cần hình dung ra một viễn cảnh nếu môi trường bị tàn phá sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống? Do đó, bảo vệ môi trường là điều cấp thiết để hướng tới cuộc sống phát triển vững bền.
Dưới đây là những việc chúng ta cần làm để bảo vệ môi trường, đa dạng hệ sinh thái:
Đây là ngày để mọi người khắp nơi trên trái đất hành động, chung tay bảo vệ môi trường. Ngày môi trường thế giới do tổ chức UNEP đứng ra kêu gọi và thực hiện. Ngày môi trường TG được diễn ra vào ngày 5 tháng 6 dương lịch hàng năm.
Vào ngày ngày, tổ chức Liên Hợp Quốc đã phát động nhiều giải thưởng nhằm thúc đẩy mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường. Giải thưởng sẽ được trao tặng cho những người xứng đáng, có đóng góp nhiều nhất.
Có lẽ, trách nhiệm bảo vệ môi trường không thuộc về riêng cá nhân nào cả mà cần có sự hành động đồng loạt. Ngày nay, với sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ 4.0 cùng sự gia tăng dân số. Điều này đang khiến môi trường bị tàn phá nghiêm trọng được thể hiện qua: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất,…
Do đó, ngày môi trường thế giới là một sự xuất hiện cần thiết để cải thiện chất lượng môi trường. Cũng như sửa chữa, chuộc lại những lỗi lầm mà con người đã tác động đến môi trường tự nhiên.