Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 (World Economic League Table) của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) vừa công bố đánh giá VN là nền kinh tế lớn thứ 34 năm 2023 với quy mô GDP 434 tỉ USD. Vị trí này dự kiến có thể tăng nhanh, đạt thứ 24 vào năm 2033 và sau đó trở thành nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới vào năm 2038 với quy mô GDP lên đến 1.559 tỉ USD. Với ưu thế dân số đông và trẻ, VN có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 (World Economic League Table) của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) vừa công bố đánh giá VN là nền kinh tế lớn thứ 34 năm 2023 với quy mô GDP 434 tỉ USD. Vị trí này dự kiến có thể tăng nhanh, đạt thứ 24 vào năm 2033 và sau đó trở thành nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới vào năm 2038 với quy mô GDP lên đến 1.559 tỉ USD. Với ưu thế dân số đông và trẻ, VN có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Khi nhắc đến những ngành hàng xuất khẩu thì không thể bỏ qua dệt may, đây luôn là nguồn thu ngoại tệ chủ lực của Việt Nam. Với sự xuất hiện của nền công nghiệp 4.0, kéo theo sự hiện đại của trang thiết bị, tay nghề nhân công cao và sự ưu đãi của chính sách Nhà nước, chắc chắn quy mô ngành dệt may Việt Nam sẽ còn lớn mạnh hơn.
Có thể nói ngành dệt may được đầu tư và phát triển nổi bật nhất khi nói đến nền công nghiệp Việt Nam. Đến nay, chúng ta có hơn 5000 doanh nghiệp đang hoạt động và có hơn 2,5 triệu lao động trong ngành may mặc. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc luôn tăng theo từng năm, trong đó việc nhập khẩu nguyên phụ liệu còn nhiều, tác động không nhỏ đến lợi nhuận ngành.
Hiện tại, quy mô ngành dệt may Việt Nam ngày càng được mở rộng và bằng những mặt hàng như áp phông, áo khoác, quần tây, sơ mi,… Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,…
Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam
Xét riêng về năng lực sản xuất thì dệt may Việt Nam có năng suất cực cao. Vói hơn 5000 doanh nghiệp cùng 2,5 triệu lao động, chúng ta sản xuất hơn 4 tỉ đơn vị sản phẩm một năm. Không những hàng thành phẩm, ngành dệt may còn có những sản phẩm với công suất kinh ngạc như bông xơ 8000 tấn/năm, sợi 900 ngàn tấn/năm, vải hơn 1,5 tỉ m2. Trong đó tỉ lệ nội địa hóa của ngành đạt hơn 50%.
→ Xem thêm: Vai Trò Của Ngành Dệt May Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam Và Thế Giới
Không chỉ sản xuất, năng lực xuất khẩu của dệt may Việt Nam cũng rất ấn tượng. Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chỉ đứng thứ 2 sau dầu khí trong những năm gần đây. Quy mô ngành dệt may Việt Nam thật sự lớn và chúng ta đang là nước xuất khẩu ngành hàng này lớn thứ 4 thế giới, chỉ thua Trung Quốc, Ý và Bangladesh. Hơn 5000 doanh nghiệp thì chúng ta đã có đến trên 3100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong số đó, có nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu đô mỗi năm. Những doanh nghiệp còn lại cũng có kim ngạch tương đối cao với hơn 30% đạt 1 triệu đô, 3,25% đạt 50 triệu đô.
Phương thức hoạt động của dệt may Việt Nam
Như các bạn đã thấy, quy mô ngành dệt may Việt Nam khá lớn, nhưng chủ yếu hoạt động bằng 2 phương thức chính đó là CMT và FOB.
CMT – nghĩa là Cut – Make – Trim, là phương thức gia công và xuất khẩu đơn giản nhất. Có đến 70% doanh nghiệp may Việt Nam đang hoạt động với phương thức này. Với phương thức CMT, doanh nghiệp chỉ thực hiện việc duy nhất đó là gia công và điều thực sự cần thiết đó là năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Còn lại, nguyên vật liệu đầu vào là sự hợp tác giữa khách hàng, đại lý mua hoặc các tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Với việc quá nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa trên CMT, chúng ta có ngành dệt may tăng trưởng khá nhanh nhưng giá trị gia tăng của ngành còn thấp.
FOB là phương thức giúp giá trị gia tăng của ngành tốt hơn. Khi hoạt động dưới hình thức này, doanh nghiệp sẽ tham gia từ đầu vào quá trình sản xuất, tự chủ nguyên liệu, tự do thiết kế, sản xuất sản phẩm và cuối cùng là bán hàng. Với phương thức này, doanh nghiệp may sẽ chủ động mọi thứ và có cơ hội thăng tiến nhanh trên thị trường xuất khẩu.
Quy mô ngành dệt may Việt Nam lớn và cũng đã có thể sản xuất được nguyên liệu, tuy nhiên, năng lực chưa đủ nên cần nhập khẩu thêm từ các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Với 70% nguyên phụ liệu được nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam trở nên khá bị động, phụ thuộc vào những nước có nguồn hàng dồi dào.
Chất lượng nhân công trong ngành dệt may
Với gần 50 triệu người trong độ tuổi lao động, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào đối với ngành may nói riêng. Hơn nữa, do không đòi hỏi quá cao nên chi phí lao động cho ngành may tương đối thấp, đây là lợi thế lớn cho mọi doanh nghiệp may trong nước. Với chi phí sản xuất thấp, việc hạ giá thành sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá với những doanh nghiệp cùng ngành.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật cao chưa nhiều, năng suất lao động vẫn còn thấp nếu tính bình quân theo đơn vị sản phẩm. Đó chính là vấn đề cốt lõi cần thay đổi để tạo sự thành công cho dệt may Việt Nam.
Có thể thấy, quy mô ngành dệt may Việt Nam thật sự rất ấn tượng. Thế nhưng ngoài những ưu điểm cần phát huy, chúng ta cần nên hạn chế những nhược điểm mang tính sống còn. Để có được giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp may, hãy đến với Cosma Technology. Chúng tôi mang đến cho doanh nghiệp những trang thiết bị hiện đại nhất, những phần mềm công nghệ tốt nhất để có thể nâng cao năng suất một cách thành công nhất.
Giải pháp tự động hóa phòng cắt Cosma mang đến giúp cải thiện quy trình sản xuất, vận hành trơn tru và nhanh hơn, loại bỏ thời gian bị ngừng hoạt động, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiều chi phí trong quy trình sản xuất. Giải pháp Cosma mang tới bao gồm: Máy cắt vải tự động, Máy nâng vải tự động, Máy trải vải tự động, Máy dán dán nhãn tự động và các bàn trải vải dùng trong nhà máy may: Bàn trải vải băng tải, bàn trải vải công nghiệp, bàn trải vải bằng hơi. Cùng với các phần mềm ngành may Cosma bao gồm: phần mềm CAD, phần mềm kỹ thuật số phòng cắt, phần mềm lập kế hoạch cắt… giúp cho các dữ liệu sẽ được kết nối, liên kết giữa các bộ phận, từ đó bạn có thể dễ dàng theo dõi giám sát ở bất kỳ đâu: hiệu quả hoạt động của máy móc, của người lao động, năng suất, thông tin bảo trì, các sự cố và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy….
Hãy cải thiện năng suất nhà máy của bạn hôm nay! Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn! Đừng ngần ngại hãy liên hệ chúng tôi nhé. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành dệt may của mình, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp bạn phát triển các giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất, mang đến lợi ích và hiệu quả tốt nhất.
Kinh tế quy mô (economies of scale) hay Kinh tế bậc thang chính là chiến lược được hoạch định và sử dụng triệt để trong nhiều ngành kinh doanh; nhất là trong sản xuất. Nội dung chính là nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
Khái niệm này sử dụng trong quản trị chiến lược và tài chính quản trị nhằm đánh giá các tác động của việc tăng năng suất lao động, sử dụng các định phí để ra quyết định chiến lược và điều hành sản xuất.
Hình bên minh họa tính kinh tế quy mô. Trục hoành biểu diễn sản lượng, tức số lượng đơn vị sản phẩm. Trục tung thể hiện chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Đường cong trên sơ đồ là đường chi phí bình quân dài hạn. Khi quy mô sản xuất được mở rộng để sản lượng tăng từ Q lên Q2, chi phí bình quân giảm từ C xuống C1.
Trong kinh tế học vi mô, kinh tế quy mô chính là lợi thế chi phí mà các doanh nghiệp có được nhờ vào quy mô doanh nghiệp, quy mô sản xuất hoặc quy mô hoạt động, với chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi với quy mô ngày càng tăng khi chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra.
Thông thường, hoạt động sẽ hiệu quả hơn khi quy mô được mở rộng, đồng thời dẫn đến việc giảm các chi phí biến đổi.
Kinh tế quy mô áp dụng được cho một loạt các tình huống tổ chức kinh doanh ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như một doanh nghiệp, một nhà máy hay chỉ một đơn vị sản xuất. Ví dụ, một cơ sở sản xuất lớn được kì vọng sẽ có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra thấp hơn so với một cơ sở sản xuất nhỏ hơn, với điều kiện các yếu tố khác là như nhau. Hoặc một công ty với nhiều cơ sở sản xuất nên phải có lợi thế về chi phí so với các đối thủ cạnh tranh có ít cơ sở sản xuất hơn.
Khái niệm kinh tế học này xuất phát từ Adam Smith với ý tưởng mong muốn thu được lợi nhuận sản xuất lớn hơn từ việc phân công lao động[1]. Trong khi đó, tính phi kinh tế quy mô (diseconomies of scale) là khái niệm đối ngược với khái niệm trên.
Kinh tế quy mô thường vẫn còn một số hạn chế; ví dụ như khi vượt qua điểm tối ưu, nơi mà chi phí cho mỗi đơn vị gia tăng bắt đầu tăng lên. Một hạn chế phổ biến đối với chi phí thấp cho mỗi đơn vị trọng lượng hàng hóa đó là cung cấp hàng hóa cho thị trường vượt mức bão hòa, do đó phải vận chuyển hàng hóa tới thị trường khác xa hơn, lúc này khoảng cách vận chuyển là không kinh tế. Các hạn chế bao gồm sử dụng năng lượng không hiệu quả, hoặc là tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm cao hơn mức bình thường.
Các hãng sản xuất lớn thường đạt hiệu quả trong dài hạn đối với một loại sản phẩm phân cấp nhất định và họ thường cảm thấy rất tốn kém khi chuyển hướng sang một phân cấp sản phẩm khác. Bởi vậy, họ thường tránh sản xuất các loại sản phẩm phân cấp đặc biệt mặc dù nó mang lại lợi nhuận cao hơn. Thường là các hãng sản xuất nhỏ (hoặc lâu năm) mới duy trì sự tồn tại của mình bằng việc chuyển đổi phân cấp sản phẩm sản xuất[2][3].
Ý nghĩa đơn giản của thuật ngữ kinh tế quy mô là làm việc hiệu quả hơn bằng cách gia tăng quy mô hoặc tốc độ hoạt động[4]. Kinh tế quy mô thường bắt nguồn từ nguồn vốn cố định, cái mà được sẽ giảm xuống trên mỗi đơn vị sản phẩm khi quy mô hoạt động tăng lên. Trong lĩnh vực phân phối bán buôn và bán lẻ, gia tăng tốc độ hoạt động, chẳng hạn như việc thực hiện đơn hàng, giúp làm giảm chi phí cả vốn cố định lẫn vốn lưu động. Kinh tế quy mô có thể được bắt nguồn từ việc mua hàng (mua hàng số lượng lớn thông qua các hợp đồng dài hạn), việc quản lý (nâng cao chất lượng chuyên môn của các quản lý viên), tài chính (vay ngân hàng với lãi suất thấp và sử dụng nhiều loại công cụ tài chính hơn), tiếp thị (dàn trài chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông trên mỗi đơn vị đầu ra) và công nghệ (tận dụng lợi thế của hiệu suất thay đổi theo quy mô trong hàm sản xuất). Mỗi một trong các yếu tố trên đều làm giảm chi phí trung bình dài hạn của việc sản xuất bằng cách dịch chuyển đường tổng chi phí ngắn hạn xuống và đồng thời sang phải.
Kinh tế quy mô là một khái niệm thực tiễn có thể giải thích được các hiện tượng trong thực tế, chẳng hạn như xu hướng của thương mại quốc tế hoặc số lượng các hãng sản xuất có trên thị trường. Việc vận dụng khái niệm kinh tế quy mô có thể giải thích cho việc vì sao một số doanh nghiệp lại phát triển lớn mạnh trong một số ngành. Nó còn giúp giải thích cho một số chính sách tự do thương mại, vì một số nền kinh tế quy mô có thể đòi hỏi một thị trường có quy mô lớn hơn mức khả thi của thị trường trong một quốc gia cụ thể. Ví dụ, Liechtenstein sẽ không thể có ngành sản xuất xe hơi nếu ngành này chỉ bán trong thị trường nội địa - nhỏ so với mức cung của ngành. Một hãng sản xuất thì có thể thu được lợi nhuận, nhưng trường hợp có nhiều hãng thì cần phải mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bên cạnh việc cung cấp cho thị trường nội địa. Kinh tế quy mô còn đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp "độc quyền tự nhiên".
Giáo sư John Seddon của Toyota Production System cho rằng việc cố gắng tạo ra tính kinh tế bằng việc gia tăng quy mô là điều bất khả thi trong lĩnh vực dịch vụ. Thay vào đấy, ông tin rằng tính kinh tế sẽ có được nhờ vào việc cải thiện dịch vụ, bằng cách thỏa mãn từ nhu cầu cơ bản cho đến nhu cầu cuối cùng của khách hàng. Trong việc cố gắng quản lý và giảm các chi phí đơn vị, các hãng lại thường làm tăng tổng chi phí từ việc tạo ra các nhu cầu không hợp lý.
Khái niệm kinh tế quy mô có liên quan và đôi khi còn bị nhầm lẫn với một khái niệm kinh tế học khác, gọi là hiệu suất thay đổi theo quy mô. Trong khi khái niệm kinh tế quy mô đề cập đến vấn đề chi phí của hãng thì khái niệm hiệu suất thay đổi theo quy mô lại mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong một hàm sản xuất dài hạn (các đầu vào biến đổi). Một hàm sản xuất có hiệu suất không đổi theo quy mô nếu khi tăng tất cả các đầu vào lên một tỷ lệ nhất định nào đó thì đầu ra cũng gia tăng đúng bằng mức tỷ lệ đấy. Hiệu suất giảm dần theo quy mô xảy ra khi tỷ lệ gia tăng của đầu ra nhỏ hơn tỷ lệ tăng lên của đầu vào, và hiệu suất tăng dần theo quy mô xảy ra trong trường họp ngược lại. Nếu một hàm toán học được sử dụng để biểu diễn hàm sản xuất này, và nếu hàm sản xuất đó là hàm đồng nhất, thì hiệu suất thay đổi theo quy mô được biểu diễn bởi mức độ đồng nhất của hàm toán học nói trên. Hàm sản xuất đồng nhất có hiệu suất không đổi theo quy mô là hàm đồng nhất bậc một, hiệu suất tăng dần theo quy mô được biểu diễn bởi hàm đồng nhất bậc lớn hơn một và hiệu suất giảm dần theo quy mô là hàm đồng nhất bậc bé hơn một.
Nếu một hãng là đối thủ cạnh tranh hoàn hảo trong mọi thị trường các yếu tố đầu vào, và vì thế chi phí trên mỗi đơn vị đầu vào không bị ảnh hưởng bởi số lượng mà hãng mua, thì ở một mức độ nhất định nào đó của sản lượng đầu ra, hãng đạt được tính kinh tế quy mô khi và chỉ khi hãng có hiệu suất tăng dần theo quy mô, hãng phải chịu tính phi kinh tế quy mô khi và chỉ khi hãng có hiệu suất giảm dần theo quy mô và ở trạng thái trung lập (không có tính kinh tế lẫn phi kinh tế quy mô) khi hãng có hiệu suất không đổi theo quy mô[5][6][7]. Trong trường hợp này, với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm đầu ra, điểm cân bằng trong dài hạn sẽ liên quan đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại điểm tối thiểu của đường chi phí trung bình dài hạn của từng hãng (tức là tại đường ranh giới giữa tính kinh tế và phi kinh tế quy mô).
Tuy nhiên, nếu hãng không phải là một đối thủ cạnh tranh hoàn hảo trong các thị trường yếu tố đầu vào thì những kết luận ở trên sẽ không còn đúng. Ví dụ, nếu có hiệu suất tăng dần theo quy mô ở một vài mức sản lượng đầu ra nào đó, nhưng ở một số thị trường đầu vào hãng lớn đến nỗi khi tăng lượng mua của một yếu tố đầu vào sẽ dẫn đến sự gia tăng của chi phí trên mỗi đơn vị, thì lúc đấy hãng sẽ phải đổi mặt với tính phi kinh tế quy mô ở các mức sản lượng đầu ra nói trên. Ngược lại, nếu hãng có thể được giảm giá số lượng lớn đối với một yếu tố đầu vào, thì hãng có thể đạt được tính kinh tế quy mô tại một vài mức sản lượng đầu ra nào đó, mặc dù hãng có hiệu suất giảm dần theo quy mô ở các mức sản lượng nói trên.
Các tài liệu cho rằng do bản chất cạnh tranh của đấu giá ngược, và để bù đắp cho mức giá cũng như lợi nhuận thấp, người bán thường hướng đến việc cung cấp hàng với số lượng lớn để duy trì hoặc gia tăng tổng doanh thu. Trong khi đó, người mua lại được hưởng lợi từ các chi phi giao dịch thấp và tính kinh tế quy mô từ việc giao dịch số lượng lớn. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng mua bán hàng hóa phải đủ lớn để tạo ra đủ lợi nhuận để thu hút các nhà cung cấp, cũng như giúp cho người mua trang trải một phần các chi phí bổ sung[8].
Tuy vậy, một điều đáng ngạc nhiên là nghiên cứu của Shalev và Asbjornsen, dựa trên 139 cuộc đấu giá ngược được tiến hành ở khu vực công, đã chỉ ra rằng số lượng đấu giá lớn (tính kinh tế quy mô) không mang lại sự thành công hơn cho cuộc đấu giá. Họ nhận ra rằng khối lượng đấu giá không có liên quan gì đến cuộc cạnh tranh, hay là số lượng người đấu giá. Tuy nhiên, họ ghi chú lại rằng dữ liệu của họ bao gồm một lượng lớn các loại sản phẩm khác nhau, và mức độ cạnh tranh của mỗi cuộc đấu giá cũng khác nhau. Họ đề nghị rằng những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này nên được tiến hành để xác định xem liệu những kết quả trên có còn như cũ khi mua bán cùng một loại hàng hóa giống nhau với cả số lượng ít lẫn nhiều. Giữ các yếu tố cạnh tranh không đổi, việc tăng khối lượng đấu giá có thể tăng sức cạnh tranh[8].
Cơ cấu nền kinh tế là một khái niệm chỉ sự phân bố và tổ chức của các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Cơ cấu kinh tế mô tả cách mà các ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh tế, và các phần khác của nền kinh tế được xây dựng và hoạt động.
Cơ cấu kinh tế có thể thay đổi theo thời gian dưới tác động của nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển kinh tế, thay đổi công nghệ, và thay đổi trong chính trị và chính sách kinh tế. Việc hiểu và theo dõi cơ cấu kinh tế có thể giúp các chính phủ và nhà quản lý kinh tế hiệu quả hơn trong việc định hướng và quản lý nền kinh tế của họ.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Cơ cấu nền kinh tế là gì? Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay tác động đến người lao động như thế nào?