Sh350I Việt Nam Và Ý

Sh350I Việt Nam Và Ý

Phiên bản mới SH350i sẽ được chính thức bán ra thị trường vào ngày 6 tháng 11 năm 2024 thông qua các cửa hàng xe Phân khối lớn Honda DreamWing, 70 cửa hàng CB ủy nhiệm và 172 cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) trên toàn quốc với danh sách cụ thể như sau:

Phiên bản mới SH350i sẽ được chính thức bán ra thị trường vào ngày 6 tháng 11 năm 2024 thông qua các cửa hàng xe Phân khối lớn Honda DreamWing, 70 cửa hàng CB ủy nhiệm và 172 cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) trên toàn quốc với danh sách cụ thể như sau:

Ở nước ta, Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 09/11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013). Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định: “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Trong đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi quốc gia, dân tộc, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò quan trọng, là “người thầy” vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn  tri thức vô tận. Sách dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Cũng có thể nói, sách là “người bạn” gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Đọc sách, đã, đang và sẽ là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Ở thời đại nào, kể từ khi biết đến chữ viết, con người luôn coi việc đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách của mình, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

“Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày lễ Thánh Giooc-giơ 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hàng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa này lan rộng ra nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày sách…

Đánh giá cao tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (từ ngày 25/10 - 16/11/1995), Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm là “Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day). Kể từ đó đến nay, ngày hội đọc sách đã và đang mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả to lớn. Hàng năm, hoạt động này đã thu hút sự chú ý quan tâm của hàng triệu người đọc. Hiện nay, trên thế giới đã có trên 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm: “Ngày sách và bản quyền thế giới” với nhiều hoạt động thiết thực và chủ đề phong phú khác nhau, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của toàn xã hội.

Tại châu Phi, nhiều bạn trẻ tham gia ngày hội sách, tình nguyện đem sách tới tận nơi người bệnh, người cao tuổi, cả những người mù lòa, người không biết chữ, đọc thành tiếng cho họ nghe. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, trong ngày này, logo của ngày hội đọc sách được dán trên các phương tiện vận chuyển công cộng và người dân có thể gửi đi những bức thư dán những con tem mang biểu tượng ngày đọc sách. Tại Trung Quốc, nước này đã quyết định thực hiện chương trình thúc đẩy đọc sách, trong đó tiêu biểu là ngày “Ngày đọc sách cùng con trẻ”, dành cho các bậc phụ huynh khắp cả nước. Đồng thời Trung Quốc cũng tiến hành một chiến dịch triển khai sâu rộng trong giới trẻ, phụ nữ và nông dân. Chương trình gồm việc giảm giá bán sách, tổ chức các cuộc thi viết về sách, khai trương thư viện mới ở nông thôn, quyên tặng sách cho vùng sâu, vùng xa. Ở Nhật Bản và một số nước, chính phủ đã ban hành nhiều chương trình nhằm khuyến khích và nâng cao văn hóa đọc trong nhân dân, nhiều nước đã ban hành cả Luật khuyến đọc. Tại Việt Nam, “Ngày sách và bản quyền thế giới” được tổ chức hằng năm bắt đầu từ năm 1996. Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và hiện thực hóa ngày này thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa như: Triển lãm, trưng bày sách, hội thảo, giao lưu tọa đàm giữa tác giả - bạn đọc, quyên góp sách ủng hộ vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng ngày càng lớn của sách, của việc nâng cao văn hóa đọc trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin, ngày 21/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày sách Việt Nam”. Nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sự phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nâng cáo nhân cách con người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Việc lấy ngày 21/4 là “Ngày sách Việt Nam” có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là thời điểm ra đời cuốn sách đầu tiên của Việt Nam, cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt, được in bởi người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ với người dân Việt Nam mà còn được đông đảo bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn “Ngày sách Việt Nam” gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa lịch sử - văn hóa sâu sắc. Chắc chắn, “Ngày sách Việt Nam” đã, đang và sẽ là một trong những sự kiện văn hóa lớn của đất nước trong mỗi dịp tháng 4 về!

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

Nguồn gốc Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy, xuất phát từ tư tưởng của Người, tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 – Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.

Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta – Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đồng thời đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 9/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật để không chỉ là một ngày mà phấn đấu sẽ là ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Năm 2024 là năm thứ 12 hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.