Từ Zimbabwe đến Venezuela rồi ngược lên Bắc Mỹ, chạy ngang sang châu Á đến châu Âu là những kỳ quan đầy mê hoặc của thác nước.
Từ Zimbabwe đến Venezuela rồi ngược lên Bắc Mỹ, chạy ngang sang châu Á đến châu Âu là những kỳ quan đầy mê hoặc của thác nước.
Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong top 6 thác nước đẹp nhất thế giới, được nhiều tạp chí nổi tiếng vinh danh, khen ngợi bởi vẻ đẹp của nó.
Những khối nước trắng xóa đổ xuống thác trông giống như những dải lụa trắng đang phấp phới giữa đại ngàn xanh ngát hùng vĩ. Bạn nên tham quan Thác Bản Giốc vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9 - tháng 10, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng nơi đây.
Thác Dambri nằm trong quần thể du lịch sinh thái Dambri, cách thành phố Bảo Lộc khoảng 18km. Thác được bao phủ bởi rừng cây xanh ngát và nhiều loài hoa rực rỡ. Bạn có thể đi bộ qua 138 bậc thang dọc sườn núi để xuống chân thác nếu muốn khám phá và chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây.
Ngoài ra, khi đến tham quan thác Dambri, bạn còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động giải trí khác như xe trượt ống, tàu lượn siêu tốc, trượt patin,...
Thác Pongour từng được vua Bảo Đại ngợi phong là “Nam Thiên Đệ Nhất Thác”. Thác có hệ thống các bậc đá bằng phẳng, xếp thành tầng, chia nước thành hàng trăm, hàng ngàn dòng nhỏ chảy trắng xóa tuyệt đẹp.
Bạn nên đi đến đây vào khoảng tháng 6 - tháng 11 vì lượng nước đổ về trong thời gian này rất dồi dào, khung cảnh vô cùng hùng vĩ, tuyệt đẹp.
Ngọn thác này đã từng được nhắc đến nhiều lần trên trang Culture Trip, nó được xem là niềm tự hào của người dân Đắk Lắk. Thác có độ cao hơn 30m và dài khoảng 250m, phía sau thác là hang động gần 3.000m2. Điều này cũng là điểm đặc biệt, làm du khách mê mẩn khi đến đây. Ngoài ra bạn cũng có thể trải nghiệm các hoạt động thú vị cùng người dân bản địa.
Thác Mây nằm bên cạnh Vườn quốc gia Cúc Phương, đường đến thác khá khó đi nhưng khi đến đây chắc hẳn bạn sẽ mê mẩn bởi khung cảnh thơ mộng.
Thác dài hơn 100m, được chia thành 9 tầng vô cùng độc đáo. Bạn nên đến đây tham quan vào khoảng tháng 6 đến tháng 8, khi mà thời tiết nắng ấm để có thể ngâm mình dưới dòng nước mát lạnh.
Tài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia.
Tổng quan về tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần.
Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:
Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.
Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.
Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. (Nguồn: LV)