Trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), tư duy thiết kế (design thinking) đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra sản phẩm không chỉ đẹp mà còn hữu ích. Tư duy thiết kế là phương pháp tiếp cận toàn diện, tập trung giải quyết vấn đề phức tạp thông qua quy trình lặp đi lặp lại. Bài viết này cùng MangoAds tìm hiểu về tư duy thiết kế, quy trình 5 giai đoạn và cách áp dụng thực tế để đạt hiệu quả tối ưu trong công việc.
Trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), tư duy thiết kế (design thinking) đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra sản phẩm không chỉ đẹp mà còn hữu ích. Tư duy thiết kế là phương pháp tiếp cận toàn diện, tập trung giải quyết vấn đề phức tạp thông qua quy trình lặp đi lặp lại. Bài viết này cùng MangoAds tìm hiểu về tư duy thiết kế, quy trình 5 giai đoạn và cách áp dụng thực tế để đạt hiệu quả tối ưu trong công việc.
Hiểu về tư duy thiết kế là một chuyện, nhưng áp dụng nó hiệu quả lại là một câu chuyện khác. Dưới đây là những bước đi thiết thực giúp bạn đưa tư duy thiết kế vào thực tiễn công việc và đạt được kết quả tốt nhất.
Hình 4: 4 bước áp dụng tư duy thiết kế (Nguồn: MangoAds)
Giai đoạn lên ý tưởng là nơi các giải pháp bắt đầu hình thành. Đội ngũ thiết kế sẽ tổ chức các buổi động não (brainstorming) để tạo ra thật nhiều ý tưởng, không giới hạn hay đánh giá bất kỳ ý tưởng nào. Mục tiêu là khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra nhiều giải pháp tiềm năng.
Các kỹ thuật như lập bản đồ tư duy (mind mapping), phân tích trường hợp xấu nhất (worst-case scenario) và các kỹ thuật sáng tạo khác có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình này, giúp đội ngũ khám phá những khả năng mới và tìm ra giải pháp đột phá.
Sau khi thu thập đủ ý tưởng, đội ngũ sẽ sàng lọc và chọn ra những ý tưởng khả thi nhất để phát triển thành nguyên mẫu. Việc lựa chọn không chỉ dựa trên tính khả thi mà còn phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng và mục tiêu dự án.
Hình 3: Lên ý tưởng cho quá trình tạo ra sản phẩm mới (Nguồn: Internet)
Có rất nhiều biến thể khác nhau khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế. Tuy nhiên về nguyên tắc chung vẫn đảm bảo được các bước quan trọng nhất. Dưới đây là mô hình 5 bước của quy trình tư duy thiết kế hiệu quả được áp dụng tại The Dewey Schools:
Ở giai đoạn đầu tiên của quy trình Tư duy thiết kế này, học sinh sẽ được tiếp cận với 1 chủ thể, vấn đề cần giải quyết. Đây là bước vô cùng quan trọng, giúp các em gạt bỏ được toàn bộ giả định chủ quan của bản thân về vấn đề hiện tại.
Để có cái nhìn sâu sắc về vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả, học sinh cần đặt mình vào bối cảnh, đối diện trực tiếp vấn đề, hoặc thực hiện các khảo sát nhỏ để có được hiểu biết, đồng cảm về vấn đề như một người trải nghiệm thực sự.
5 bước của quy trình tư duy thiết kế
Dựa trên các thông tin đã thu thập được từ quá trình thấu cảm, học sinh tiến hành phân tích các quan sát của mình sau đó tổng hợp và tìm ra vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Việc xác định và khoanh vùng vấn đề sẽ tạo nền tảng để dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo.
Khi đã xác định đầy đủ thông tin, đây là lúc học sinh sẵn sàng xây dựng ý tưởng, bắt đầu suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho vấn đề, hay còn gọi là giai đoạn “động não”. Ở giai đoạn này của quy trình tư duy thiết kế, các thầy cô Dewey sẽ cho phép học sinh đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt với mục tiêu giải quyết được vấn đề đã được xác định ở bước trước.
Mục đích của giai đoạn thử nghiệm trong quy trình tư duy thiết kế này là giúp học sinh xác định được giải pháp tốt nhất cho vấn đề thông qua việc thử nghiệm các giải pháp ở Xưởng sáng chế (Makerspace). Các em được hướng dẫn chọn lọc những ý tưởng phù hợp nhất và tạo ra các mô hình (nguyên mẫu) để thử nghiệm, đưa ra giải pháp tối ưu.
Kiểm tra và phản hồi là giai đoạn cuối cùng của quy trình tư duy thiết kế. Giải pháp mà học sinh đưa ra sẽ nhận được sự đánh giá, nhận xét dựa trên tiêu chí cụ thể. Các em sẽ biết ý tưởng của mình hữu ích hay không, nguyên mẫu mà các em tạo ra có hoạt động theo đúng cách và mang lại trải nghiệm đáng mong đợi hay sẽ tiếp tục cải tiến nó.
Quy trình tư duy thiết kế tại Dewey Schools
Việc lặp đi lặp lại 5 bước trên trong chu trình Tư duy thiết kế tại The Dewey Schools sẽ giúp học sinh liên tục tư duy để đặt câu hỏi, tiếp thu kiến thức ngay từ chính trải nghiệm của bản thân trong suốt quá trình học tập.
Tư duy thiết kế được áp dụng một cách có hệ thống tại The Dewey Schools thông qua các môn học và các dự án học tập, thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được trao quyền để nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, khám phá ý tưởng, thử nghiệm và đánh giá mức độ tiềm năng của giải pháp để từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và khai phá năng lực của bản thân.
Là đối tác với Mount Vernon School (Top 10 trường học đổi mới sáng tạo nhất Hoa Kỳ), The Dewey Schools chú trọng đem tới chương trình giáo dục chuẩn Mỹ, học sinh Dewey được tiếp xúc với Tư duy thiết kế xuyên suốt từ Tiểu học đến THPT. The Dewey Schools cũng chú trọng đầu tư thiết kế Xưởng sáng chế – Makerspace là nơi cho ra đời những công trình do chính các học sinh làm ra, là nơi biến mọi giấc mơ của học sinh thành hiện thực, với máy cắt Laser, máy in 3D, máy điêu khắc CNC…
Dự án thú vị áp dụng Tư duy thiết kế của học sinh Dewey có thể kể đến như: Dự án My Project của Học sinh khối 10 -11, học sinh tự mình khảo sát nhu cầu của cộng đồng xung quanh, các em Học sinh sử dụng lòng thấu cảm, khả năng sáng tạo và kiến thức được học để tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng trong đời sống. Các sản phẩm mang tính độc đáo và mới lạ đã để lại nhiều ấn tượng mạnh với các thầy cô. Điển hình có thể kể đến những mô hình nhà thông minh tiện lợi và phù hợp cho từng đối tượng sử dụng; các mô hình chạy bằng mô tơ điện hoặc ứng dụng thực tế ảo cung cấp hình ảnh trực quan về các hành tinh trong vũ trụ…
Tư duy thiết kế không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà nó được hiện thực hóa thông qua một quy trình cụ thể gồm 5 giai đoạn. Hãy cùng khám phá từng bước trong hành trình này, từ thấu hiểu người dùng đến hiện thực hóa giải pháp.
Hình 2: 5 giai đoạn của Design Thinking (Nguồn: Internet)
Học sinh được học tư duy thiết kế không chỉ tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới, nó còn tập trung vào việc thiết lập giá trị và giải quyết vấn đề hiệu quả. Nhờ đó, học sinh có thể nhìn nhận được vấn đề một cách đa chiều, xác định cốt lõi của vấn đề thay vì các “triệu chứng” bên ngoài của chúng.
Học sinh khi tiếp cận được phương pháp Tư duy thiết kế sẽ có một số năng lực cũng như kỹ năng mềm sau đây:
Những kỹ năng mà học sinh đạt được khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế
Như vậy, toàn bộ các thông tin về phương pháp giảng dạy tư duy thiết kế đã được Dewey Schools chia sẻ với nội dung bên trên. Hy vọng thông qua những kiến thức này, cha mẹ đã phần nào hiểu được tầm quan trọng cũng như hiểu được làm cách nào để áp dụng phương pháp giáo dục này từ đó giúp con có cơ hội phát triển toàn diện. Nếu như phụ huynh có mong muốn con cái được trải nghiệm môi trường học tập phát triển thì đừng quên liên hệ ngay với Dewey Schools ngay nhé.
Tư duy thiết kế không chỉ là lý thuyết suông, nó đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều ứng dụng thực tế. Hãy cùng khám phá một số câu chuyện thành công, nơi tư duy thiết kế đã tạo nên những đột phá và thay đổi tích cực.
American Family Insurance, một công ty cung cấp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp, ô tô và nhà ở, đã hợp tác với công ty thiết kế IDEO với mục tiêu mang lại sự đổi mới để hỗ trợ các gia đình lao động.
Giai đoạn 1 & 2: Đồng cảm và Xác định
American Family ban đầu cho rằng khách hàng của họ có thể hưởng lợi từ các công cụ lập ngân sách. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu trong Giai đoạn Thấu cảm, IDEO đã phát hiện ra rằng thực tế, mọi người cần một cách để tích lũy tiền tiết kiệm để đối phó với những nhu cầu không lường trước được.
IDEO phát hiện rằng nhiều người đã lên kế hoạch ngân sách rất chi tiết, do đó, các công cụ lập ngân sách trở nên dư thừa. Tuy nhiên, họ đang sống chỉ vừa đủ với thu nhập của mình, và những chi phí bất ngờ như khám bệnh hay mua sắm thêm đồ đạc cho con có thể khiến ngân sách bị lệch. Người dùng không muốn vay nợ mà muốn tìm thêm công việc để có một khoản dự phòng.
Giai đoạn 3 & 4: Lên ý tưởng và thử nghiệm
Dựa trên những phát hiện này, IDEO đã phát triển Moonrise – một ứng dụng giúp kết nối người dùng với các công việc làm thêm giờ để tăng thu nhập. Nhiều doanh nghiệp cần lao động thời vụ, nhưng các công ty cung ứng lao động thường yêu cầu nhân viên cố định. Moonrise giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một nền tảng cho phép người dùng đã có công việc toàn thời gian tìm kiếm việc làm ngắn hạn qua hệ thống tin nhắn đơn giản. Nhà tuyển dụng đăng ca làm việc, và người lao động sẽ được trả lương ngay sau khi hoàn thành.
Để đảm bảo sự thành công của ứng dụng Moonrise, IDEO đã tổ chức kiểm tra với 11 người dùng, 6 nhà tuyển dụng, và một đội ngũ lập trình viên cùng làm việc trong một tuần để tối ưu hóa nền tảng.
Nhờ thành công từ lần kiểm tra này, American Family Insurance hiện đã sở hữu startup Moonrise. Ra mắt tại Chicago năm 2018, Moonrise nhanh chóng mở rộng ra nhiều bảng khác, và chỉ trong năm 2018, hơn 7.000 ca làm việc đã được hoàn thành với số tiền thu nhập hơn 500.000 USD cho người dùng.