Việt Nam Phát Triển Từng Ngày

Việt Nam Phát Triển Từng Ngày

Chiều 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Chiều 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Thị trường Trung Quốc có sức hút lớn với nông sản Việt

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 22,5 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, riêng mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 4,6 tỷ USD, tăng 8,6%.

Nhiều mặt hàng nông, lâm thủy sản của Việt Nam đang chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Trung Quốc như cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, trái cây, cá tra...

Đơn cử với mặt hàng cao su, trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 489.370 tấn cao su. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 67,35% về lượng và chiếm 64,8% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương dự báo, thời gian tới, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,33 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang Trung Quốc đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ, chiếm 92,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Sắn và các sản phẩm từ sắn cũng là một mặt hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc. Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,38 triệu tấn, trị giá 630,29 triệu USD, giảm 7,7% về lượng, nhưng tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, do giá xuất khẩu tăng. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 87,88% về lượng và chiếm 88,52% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản từ sắn của cả nước

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 569,05 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát và tinh bột sắn lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Thái Lan.

Đối với mặt hàng cà phê, hồ tiêu, tuy Trung Quốc chưa phải là thị trường xuất khẩu tốp đầu của Việt Nam nhưng xu hướng người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê, hồ tiêu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Trung Quốc đạt 41,28 triệu USD, tăng 107,1%. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 6,65% trong 6 tháng đầu năm 2023 lên 7,46% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó có 12 mặt hàng rau quả (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít); tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.

Việc ký kết các Nghị định thư giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về cho phép xuất khẩu chính ngạch nông sản đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản của Việt Nam tại thị trường này. Sầu riêng và tổ yến là một ví dụ. Sau khi có Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường này trong 2 năm trở lại đây đã lớn hơn rất nhiều so với các năm trước cộng lại.

Bà Trần Thị Thu Phương, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, kể từ khi lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 11/2023, đến nay đã có trên 700 kg tổ yến được xuất khẩu sang thị trường này và có 7 doanh nghiệp được phép xuất khẩu tổ yến vào thị trường Trung Quốc.

Tại cuộc làm việc mới đây giữa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung và ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hai bên thống nhất sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên thực hiện xuất khẩu thí điểm, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 2 văn kiện này.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cũng cho biết thêm với sản phẩm dừa tươi, hai bên đã đạt được thỏa thuận về mặt kỹ thuật và ký kết Nghị định thư.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu dừa tươi của thị trường Trung Quốc là rất lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Do đó, xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khi Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi được ký, nếu chuẩn bị tốt, ngành dừa có thể thu thêm khoảng 300 - 400 triệu USD/năm từ thị trường này.

Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế nước ta. Với những đổi mới về cách thức tổ chức, mô hình, dịch vụ, du lịch Việt Nam được báo chí quốc tế nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam, với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng những địa điểm và hoạt động du lịch thú vị, tiếp tục được du khách quốc tế coi là một trong các điểm đến hàng đầu.

Việt Nam là 1 trong những quốc gia có chi phí du lịch rẻ nhất và an toàn nhất trong nhiều năm qua và vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí này. Trang The Travel của Mỹ cũng đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia được coi là thân thiện nhất với khách du lịch Mỹ.

Theo trang Mạng lưới tin tức châu Á, trong 5 tháng đầu năm, tổng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,5 triệu lượt, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Phần lớn du khách đến từ châu Á với gần 5,9 triệu lượt, trong đó du khách Trung Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu trên thị trường du lịch Việt Nam.

Theo bà Charlotte Fournier (Tổng Quản lý Khách sạn Melia Vinpearl Huế, Thừa Thiên Huế): "Doanh thu du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 tăng gần 15%, đạt một nửa mục tiêu năm. Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch cũng được ghi nhận ở Huế, với doanh thu từ du lịch tăng gần 21% so với năm ngoái. Thành phố chứng kiến số lượng du khách quốc tế cao hơn nhờ nền tảng du lịch kỹ thuật số. Agoda đã công nhận Huế là một trong 3 thành phố hàng đầu châu Á về khách sạn bình dân".

Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 đang diễn ra thu hút nhiều du khách

Việt Nam đã khôi phục 2 đầu tàu hơi nước được sản xuất từ những năm 1960 và các đoàn tàu này sẽ chạy tuyến Đà Nẵng - Huế nhằm đổi mới các hình thức du lịch - thông tin từ trang CNN của Mỹ.

Còn trang Travel and Tour World cũng cho biết du khách đang có xu hướng chuyển sang du lịch bằng tàu hỏa nhiều hơn do vé máy bay tăng cao. Việc du lịch bằng tàu hỏa cũng đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn thiên nhiên qua khung cửa.

Ông Thue Quist Thomasen (Giám đốc điều hành Decision Lab) cho rắng: "Việc khách du lịch quay trở lại là điều tích cực nhưng tôi nghĩ đối với du lịch ở Việt Nam, chúng ta cần bắt đầu thực hiện ở một cấp độ hoàn toàn khác. Du lịch Việt nam đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn và chúng ta cần đảm bảo rằng khách du lịch không chỉ đến một lần mà còn quay trở lại".

Về tiềm năng, thị trường du lịch Việt Nam được nhận định sẽ tạo ra doanh thu khoảng 135 tỷ USD vào năm 2033 - theo nghiên cứu gần đây nhất của Future Market Insights. Các công viên quốc gia, di sản và bãi biển là những điểm thu hút chính đối với khách du lịch đến thăm Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam gần đây đã chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện đại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, ngày 8/9, Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ ban hành thông báo, quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm (broken-rice), mã HS 1006 40 00, có hiệu lực kể từ ngày 9/9/2022.

Theo thông báo, một số lô hàng tiếp tục được xuất khẩu đến ngày 15/9 nếu đáp ứng được một trong các điều kiện: Hàng bắt đầu được xếp lên tàu trước khi có thông báo này; hóa đơn vận chuyển đã xuất và tàu đã cập bến, neo đậu tại cảng của Ấn Độ và số thứ tự xếp hàng của tàu đã được phân bổ; lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi có thông báo và đã được Hải quan đăng ký trên hệ thống.

Ngoài ra, ngày 8/9, Bộ Tài chính Ấn Độ cũng ban hành thông báo về việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc gạo như: thóc (HS 100610), gạo lứt và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati. Quyết định có hiệu lực kể từ 9/9.

Một số nhà xuất khẩu cho rằng, quyết định của Chính phủ là quá bất ngờ, gây khó khăn cho các hợp đồng đã ký. Người mua không thể trả thêm 20% giá lô hàng và người bán cũng không thể bỏ ra 20% tiền thuế xuất khẩu.

Ông V.K Rao, chủ tịch hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết “Động thái của chính phủ sẽ thúc đẩy giá gạo toàn cầu. Giá gạo trắng xuất khẩu có thể vượt 400 USD/tấn từ mức 350 USD/tấn hiện nay trên cơ sở giao hàng tự do”.

Các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ yêu cầu chính phủ miễn thuế đối với khoảng 2 triệu tấn gạo đã được ký hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa được vận chuyển.

Động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao. Đồng thời việc cấm xuất khẩu gạo tấm (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi) sẽ đẩy giá thức săn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt tại các thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này như Trung Quốc đã nhập 1,1 triệu tấn và Việt Nam đã nhập 433.000 tấn năm 2021.

Trong năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cho biết, họ vô cùng bất ngờ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo. Bởi, quốc gia này xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới với thị phần áp đảo các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cũng nhận định, với chính sạch mới này của Ấn Độ có thể đẩy giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao. Đặc biệt, việc áp thuế xuất khẩu 20% sẽ không khuyến khích người mua mua hàng từ Ấn Độ và khiến họ chuyển hướng sang các đối thủ khác, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam.

Ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, phân tích, Ấn Độ đang xuất khẩu gạo tới hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Do đó, sự sụt giảm lượng gạo xuất khẩu từ quốc gia này sẽ làm tăng áp lực lên giá lương thực vốn đang có xu hướng tăng trên thế giới do hạn hán và ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine.

Sự sụt giảm số lượng gạo xuất khẩu từ Ấn Độ sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới và tăng giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới, ông nhận định.

Nhiều doanh nghiệp gạo Việt Nam đang ngưng chào bán do dự báo giá sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Trong dự báo tháng 8/2022 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới niên vụ 2022/03 tiếp tục điều chỉnh giảm 2,3 triệu tấn xuống còn 512,4 triệu tấn (quy gạo xay xát). Trong đó, Ấn Độ, Bangladesh và EU chiếm phần lớn điều chỉnh giảm, bù đắp phần sản lượng tăng tại Nepal và Mỹ.

Sản lượng gạo niên vụ 2022/03 ước tăng ít nhất 100.000 tấn tại Úc, Miến Điện, Indonesia, Iran, Nigieria, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan. Riêng Campuchia, Trung Quốc, Nepal và Pakistan được dự báo sẽ thu hoạch kỷ lục trong niên vụ này.

Thương mại gạo thế giới năm 2023 điều chỉnh tăng nhẹ lên mức kỷ lục 54,7 triệu tấn. Các điều chỉnh tăng về xuất khẩu gạo đối với Brazil và Ecuador, bù đắp cho giảm xuất khẩu tại Kazakhstan. Về nhập khẩu gạo, dự báo tăng được thực hiện với Bangladesh, Costa Rica, EU và Kazakhstan, nhưng giảm đối với Indonesia và Nepal.

Cuối tháng 8, tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm ở mức 365-371 USD/tấn, tăng 1 USD so với đầu tháng 8 và tăng 4 USD/tấn so với trung bình tháng trước. Trong khi đó, tại Thái Lan, gạo tiêu chuẩn 5% tấm Thái Lan ở mức 416-420 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tháng 7/2022.

Còn gạo 5% tấm Việt Nam giữ ở mức 390-393 USD/tấn, tăng 7 USD/tấn so với đầu tháng nhưng giảm tới 25 USD/tấn so với tháng trước. Ngày 12/9, giá gạo 5% tấm RI-VNBKN5-P1 của Việt Nam được chào bán ở mức 410 USD/tấn, tăng khoảng 20 USD so tuần trước.

Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, tính đến hết tháng 8 năm nay, xuất khẩu gạo của nước ta đạt kim ngạch trên 2,3 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.