Người con đi theo cùng hồ sơ bảo lãnh của đương đơn chính phải độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu người con "quá tuổi" hoặc kết hôn trong quá trình bảo lãnh sẽ không được phép đi tiếp cùng đương đơn nữa.
Người con đi theo cùng hồ sơ bảo lãnh của đương đơn chính phải độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu người con "quá tuổi" hoặc kết hôn trong quá trình bảo lãnh sẽ không được phép đi tiếp cùng đương đơn nữa.
Người bảo lãnh phí Mỹ hoàn tất bộ hồ sơ bảo trợ tài chính I-864 (Affidavit of Support) gồm:
Trong trường hợp người bảo lãnh không đủ tài chính có thể tìm thêm đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải chuẩn bị bộ hồ sơ bảo trợ tương tự như người bảo lãnh.
Người được bảo lãnh hoàn tất bộ hồ sơ dân sự đơn điện tử xin thị thực nhập cư DS-260 (Immigrant Visa Electronic Application) gồm:
Sau khi có đủ tất cả giấy tờ trên “Submit” hồ sơ cho NVC chờ 1- 2 tháng để NVC kiểm tra, nếu bị checklist thì bổ sung lại và chờ tiếp 1-2 tháng. Nếu đầy đủ sẽ nhận được thông báo “Documentarily qualified”, chờ nhận thư phỏng vấn trong 2 – 6 tháng.
Nếu bạn là thường trú nhân Mỹ có con dưới 21 tuổi đang sinh sống ở Việt Nam, bạn có thể đứng đơn bảo lãnh con sang Mỹ.
Tuổi tại thời điểm visa đáo hạn (1) – Thời gian chờ đợi được phê duyệt (2) = Tuổi CSPA
Cha, mẹ có thẻ xanh bảo lãnh con dưới 21 tuổi độc thân từ Việt Nam, diện F2A. Người được bảo lãnh sẽ nhận thẻ xanh đến Mỹ sinh sống, học tập, làm việc và nhập quốc tịch khi đủ điều kiện.
Cha mẹ có thẻ xanh bảo lãnh con diện F2A mở hồ sơ tại thời điểm con 19 – 20 tuổi dễ bị quá tuổi khi hồ sơ đáo hạn.
Khi đó diện F2A sẽ chuyển sang diện F2B, thời gian kéo dài hơn. Người được bảo lãnh phải giữ trình trạng độc thân sau khi được chuyển sang diện F2B.
Diện F2A có thể chuyển thành diện IR2 khi cha mẹ thi đậu quốc tịch. Sau khi chuyển diện, thời gian xử lý hồ sơ sẽ rút ngắn hơn.
F2A là diện thường trú nhân bảo lãnh vợ và con dưới 21 tuổi độc thân. Trong bài viết này chỉ nói về trường hợp bảo lãnh con độc lập.
Đạo luật CSPA là gì?Đạo luật CSPA năm 2002 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho một số đương đơn đã bị “quá tuổi” (quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực) do các trì hoãn về hành chính trong tiến trình thị thực.
Để hội đủ điều kiện áp dụng CSPA, Quý vị cần phải hội đủ hai tiêu chuẩn:
1. Tuổi tính theo công thức CSPA của Quý vị phải dưới 21.
2. Quý vị phải có động thái yêu cầu CSPA trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt giải quyết.
Tuổi theo đạo luật CSPA là kết quả từ việc lấy tuổi thực sự của đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ đi tổng số ngày hồ sơ bảo lãnh phải chờ được thụ lý tại Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) (tính từ ngày USCIS nhận hồ sơ cho đến khi hồ sơ được chấp thuận, bao gồm toàn bộ thời gian xem xét hành chính).
Tuổi đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết – (Ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận – Ngày Sở Di trú nhận đơn bảo lãnh) = Tuổi CSPA
Nếu đương đơn tin rằng con mình có thể đủ điều kiện áp dụng CSPA, vui lòng liên hệ với lãnh sự quán Hoa Kỳ qua mẫu đơn trực tuyến để tiến hành yêu cầu CSPA. Xin đính kèm khai sanh của tất cả các con cần tính tuổi trong mẫu đơn trực tuyến.
Tuy nhiên trong một số trường hợp như hồ sơ bảo lãnh định cư theo diện làm việc dựa theo giấp phép lao động, ngày ưu tiên sẽ không phải là ngày mở hồ sơ bảo lãnh. Ngày mở hồ sơ bảo lãnh và ngày hồ sơ được chấp thuận sẽ là những ngày được sử dụng trường hợp này. Thời gian chờ đợi để được cấp giấy phép lao động hay thời gian chờ để hồ sơ được đến lượt giải quyết sẽ không được áp dụng khi tính tuổi đương đơn theo đạo luật này.
Cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ không thể tính tuổi của đương đơn theo điều luật CSPA cho đến khi ngày ưu tiên của hồ sơ đến lượt giải quyết và hồ sơ đang ở văn phòng Lãnh sự chờ ngày phỏng vấn các đương đơn. Khi đó, đương đơn nào nghĩ rằng mình đủ tiêu chuẩn theo điều luật này có thể liên hệ với cơ quan Lãnh sự Hoa Kỳ ít nhất 3 ngày trước ngày phỏng vấn.
Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tính tuổi theo điều luật CSPA cho tới khi nhận được đơn (bao gồm phí). Tất cả các đương đơn phải có những giấy tờ sau:
- Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử DS-260 (Nếu đương đơn không điền được đơn DS-260, văn phòng Lãnh sự sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi tính tuổi theo điều luật CSPA).
- Hộ chiếu còn hiệu lực và khai sinh.
- Bằng chứng về tình trạng hôn nhân hiện tại của đương đơn xin tính tuổi CSPA và đương đơn chính, chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử, hoặc quyết định ly hôn.
- Lệ phí cấp xét thị thực không hoàn lại 325 đô la Mỹ (nếu lệ phí này chưa được đóng tại NVC).
Ghi chú: Đạo luật CSPA không áp dụng cho thị thực diện K-1 hôn phu/hôn thê và thị thực diện trẻ lai. Đối với thị thực bảo lãnh gia đình diện không ưu tiên và diện làm việc, thị thực trúng thưởng, và thị thực định cư đặc biệt, đương đơn phải theo đuổi hồ sơ để có được tình trạng thường trú nhân hợp pháp trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ được giải quyết. Yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm không áp dụng cho các loại thị thực ưu tiên IR hay IB. Thông thường yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm có nghĩa đương đơn phải nộp DS-260 trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết.
Để biết thêm thông tin về CSPA, vui lòng truy cập các trang web sau:
https://www.uscis.gov/green-card/green-card-processes-and-procedures/child-status-protection-act/child-status-protection-act-cspa
https://vn.usembassy.gov/vi/visas-vi/immigrant-visas-vi/cspa-vi/
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Thư mời phỏng vấn sẽ được gửi qua email đăng ký trên hệ thống xử lý hồ sơ CEAC ở bước trên. Thư mời phỏng vấn thường được gửi đi trước ngày phỏng vấn khoảng 1 tháng. Khi nhận thư mời, người được bảo lãnh tiến hành một số thủ tục trước khi đi phỏng vấn.
Người được bảo lãnh khám sức khỏe và chích ngừa tại những đơn vị được chỉ định bởi CDC Mỹ.
Người xin thị thực Mỹ phải tạo tài khoản tại ustraveldocs.com để đăng ký địa chỉ nhận visa. Nếu không tạo tài khoản, lãnh sự sẽ không thể cấp visa cho người được bảo lãnh.
Vào ngày hẹn, người được bảo lãnh tới Lãnh sự quán Mỹ ở Tp.HCM (Số 4 Lê Duẩn, Quận 1) để xếp hàng phỏng vấn.
Nhân viên hướng dẫn người Việt sẽ hỏi những câu cơ bản để người phỏng vấn chuẩn bị. Vòng phỏng vấn chính thức sẽ diễn ra với viên chức lãnh sự người Mỹ, có người phiên dịch tiếng Việt hỗ trợ.
Kết quả phỏng vấn sẽ được nhân viên lãnh sự thông báo ngay. Nhân viên lãnh sự sẽ giữ lại hộ chiếu để cấp visa. Lưu ý, tất cả những cuộc phỏng vấn định cư đều diễn ra tại Lãnh sự quán Mỹ ở Tp.HCM.
Visa sẽ được gửi về địa chỉ đã đăng ký ở bước 3 trong vòng 1 – 2 tuần sau khi đậu phỏng vấn. Lãnh sự Mỹ sử dụng hệ thống chuyển phát Nhất Tín, bạn có thể truy cập website của nhà chuyển phát để tra cứu đơn vận.
Sau khi nhận visa khoảng 5 ngày đóng phí thẻ xanh $220. Việc còn lại đặt vé máy bay, chuẩn bị hành lý và bay sang Mỹ.
Sau khi nhập cảnh Mỹ, 4 – 8 tuần thẻ xanh sẽ được gửi về địa chỉ nhà đã khai trong đơn DS-260. Trong trường hợp quá 90 ngày nhưng chưa nhận thẻ xanh thì liên hệ USCIS để xin cấp lại.
Nếu là con riêng của vợ thì mối quan hệ cha – con phải được thiết lập trước khi người con đủ 18 tuổi. Tức là cha dượng và mẹ ruột phải đăng ký kết hôn trước khi con đủ 18 tuổi.
Để dễ hiểu, chúng tôi định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong bài viết này:
Bước đầu tiên, mẹ thường trú nhân điền đơn I-130 Petition for Alien Relative để nộp hồ sơ cho USCIS. Mục đích của việc này, thường trú nhân chứng minh cho chính phủ Mỹ mối quan hệ mẹ – con, cho phép người con Việt Nam được hưởng quyền nhập cư (quyền thường trú, hoặc “thẻ xanh”).
Nếu mẹ bảo lãnh nhiều con cùng lúc, mỗi người con một bộ hồ sơ.
Ngoài mẫu đơn và phí, người bảo lãnh phải nộp kèm giấy tờ cá nhân, giấy tờ chứng minh mối quan hệ mẹ – con. Sau khi hồ sơ gửi đi trong vòng 2 tuần, biên nhận hồ sơ I-797C từ USCIS sẽ được gửi về nhà người bảo lãnh. Nếu USCIS cần thêm bằng chứng mối quan hệ họ sẽ gửi “Request for Evidence” (RFE) để người bảo lãnh bổ sung.
Thời gian để USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh tùy thuộc vào diện hồ sơ. Dưới đây là bảng thông kê thời gian chờ được duyệt ở văn phòng USCIS tháng 10/2021.
Sau khi đơn I-130 được chấp thuận, USCIS sẽ chuyển hồ sơ sang NVC để tạo NVC Case Number (HCMxxx) và Invoice ID Number (IVSCAxxx) gửi cho người bảo lãnh.
Diện cha mẹ thẻ xanh bảo lãnh con dưới 21 tuổi nằm trong số những diện hồ sơ phải đợi theo lịch chiếu khán hàng tháng. Tuy nhiên, có những thời điểm diện này được phép nộp đơn xin visa ngay sau khi được USCIS chấp thuận.
Tức là trên lịch visa bulletin, diện F2A hiện Current.
Thông thường 45 ngày sau khi nhận được I-797 (Notice of Action 2), hồ sơ được phép đóng tiền, làm 6 bước ó những lúc không phải chờ để bổ sung giấy tờ mà được phép .
Người bảo lãnh đóng phí bảo trợ và phí hồ sơ bằng tài khoản ngân hàng Mỹ. Sau khi đóng phí vài ngày tiền hành hoàn tất hồ sơ.